Các công cụ tìm kiếm luôn không ngừng cải thiện để cung cấp các kết quả tốt nhất có thể. Trong khi “tốt nhất” còn mang tính chủ quan, các công cụ tìm kiếm biết rất rõ loại trang web nào làm hài lòng những người tìm kiếm. Thông thường, những trang này luôn có một vài đặc điểm giống nhau:

Dễ sử dụng, dễ định vị, và dễ hiểu
Cung cấp thông tin trực tiếp, có thể truy vấn liên quan đến câu hỏi đó
Được thiết kế chuyên nghiệp và có thể truy cập vào các trình duyệt hiện đại.
Mang đến nội dung hợp lý có chất lượng cao
Mặc dù đã có những sự phát triển công nghệ vượt bậc, các công nghệ tìm kiếm vẫn chưa hiểu văn, xem hình ảnh hay video như cách con người hiểu. Để giải mã và xếp hạng nội dung chúng dựa vào siêu thông tin (không nhất thiết phải là các meta tag) về cách người dùng tương tác với các trang web, và cho họ cái nhìn cụ thể về chất lượng các trang web.

Làm cách và tại sao các trang web lớn có thể tăng hạng trong top kết quả tìm kiếm
Sức ảnh hưởng của tính khả dụng và trải nghiệm người dùng trên xếp hạng của các công cụ tìm kiếm

Có một số lượng giới hạn các biến mà các công cụ tìm có thể lưu trữ trực tiếp, bao gồm từ khoá, link và cơ cấu website. Tuy nhiên, thông qua các mẫu liên kết, số liệu tương tác người dùng, và học máy, các công cụ tìm kiếm cũng thu được những hiểu biết đáng kể về trang web được cho. Tính khả dụng và trải nghiệm người dùng là những yếu tố thứ hai ảnh hưởng lên thành công trong việc xếp hạng trên các công cụ tìm kếm. Chúng cung cấp những lợi ích gián tiếp nhưng có thể đo lường được mức độ nổi tiếng bên ngoài của trang web, thứ mà các công cụ tìm kiếm cho là dấu hiệu của một trang web có chất lượng cao. Điều này được gọi là hiện tượng “không ai thích bị dẫn tới một trang web nghèo nàn”.

Xây dựng một UX (trải nghiệm người dùng) chu đáo, đúng tâm lý giúp bạn đảm bảo người truy cập website của bạn đón nhận website của bạn một cách tích cực, khuyến khích chia sẻ, đánh dấu, quay lại và inbound link – tất cả các tín hiệu thâm nhập vào các công cụ tìm kiếm và đem lại thứ hạng cao cho website của bạn

Dấu hiệu của nội dung chất lượng
1. Số liệu mức độ tương tác

Khi một công cụ tìm kiếm đưa cho bạn một trang các kết quả, nó có thể đo lường sự thành công của việc xếp hạng bằng cách quan sát cách bạn tương tác với cac kết quả đó. Nếu bạn click vào link đầu tiên, sau đó ngay lập tức trở về để thử link thứ hai, điều này cho thấy bạn không hài lòng với kết quả đầu tiên. Các công cụ tìm kiếm tìm kiếm “cú click dài” – nơi mà người dùng click vào kết quả mà không lập tức quay lại trang tìm kiếm để thử lại. Lấy từ trong tổng hợp hơn hàng triệu triệu các câu hỏi tìm kiếm mỗi ngày, các công cụ tìm kiếm xây dựng một bể bơi lớn các cơ sở dữ liệu để đánh giá chất lượng của kết quả của chúng.

Học máy
Năm 2011 Google đã giới thiệu cập nhật Panda cho thuật toán xếp hạng của nó, đã thay đổi đáng kể cách nó đánh giá chất lượng các website. Google bằng đầu bằng cách dùng người đánh giá để đánh giá thủ công hàng ngàn trang web, để tìm ra các nội dung chất lượng thấp. Google sau đó đã kết hợp học máy để bắt chước cách đánh giá của con người. Khi mà máy tính của nó có thể dự đoán chính xác trang web mà người dùng có thể đánh giá kém chất lượng, thuật toán này được giới thiệu trên hàng triệu website khắp Internet. Kết quả cuối cùng là một cuộc thay đổi địa chấn, đã sắp xếp lại hơn 20% tất cả kết quả tìm kiếm của Google. Để tìm hiểu thêm về cập nhật Panda, một vài nguồn thông tin tốt có thể tìm thấy tại đây và đây.

Các mẫu liên kết
Các công cụ tìm kiếm đã sớm phát hiện ra cấu trúc link của một trang web có thể được xem như là một đại diện cho các phiếu bầu và độ phổ biến, những trang web và thông tin có chất lượng cao có nhiều link hơn những trang và thông tin ngang hàng. Ngày nay, các thuật toán phân tích link đã phát triển đáng kể, nhưng những nguyên tắc này vẫn đúng.

Nguồn được dịch từ: https://moz.com/beginners-guide-to-seo/how-usability-experience-and-content-affect-search-engine-rankings

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here