trung tâm anh ngữ Hà Nội

Các bạn đang trong thắc mắc về cách học tiếng anh cho người mới bắt đầu hoặc mất gốc sau thời gian dài không tiếp xúc, và bạn đang suy nghĩ trong đầu những băn khoăn :

  • Tự ti vì mất hết lượng kiến thức căn bản
  • Lo lắng vì mình bắt đầu hành trình học tiếng Anh chậm hơn người khác
  • Nghĩ rằng tiếng Anh khó học, mình sẽ rất khó khăn để theo kịp người ta
  • Sợ hãi vì nghĩ mình chậm chạp trong quá trình tiếp thu bài học.

Khi tiếp xúc với những người thành công trong công việc, thường họ đã có vốn tiếng Anh rất tốt. Điều này đồng nghĩa bạn sẽ thấy được sự lạc quan, tự tin từ họ khi nói về tiếng Anh : “ tiếng Anh chỉ là một trong hàng nghìn những thứ đơn giản bạn cần học ”. Lúc này bạn sẽ thấy được suy nghĩ tích cực của họ về việc học tiếng anh mạnh mẽ đến đâu.

Trên lý thuyết là thế nhưng bạn cũng nên tự biết rằng học tiếng Anh cho người mới bắt đầu cũng chẳng hề đơn giản bởi :

  • Bạn không thể mong chờ kết quả cấp tốc từ bất kỳ một lớp luyện, hay khóa học ngắn nào. Nó là cả một quá trình, bạn cần tiến bộ mỗi ngày và sử dụng thường xuyên thì mới phát huy được hiệu quả.
  • Duy trì được ngọn lửa quyết tâm trong cả quá trình học xuyên suốt.
  • Phương pháp và thái độ học tập luôn đi cùng nhau. Có thái độ tốt nhưng không đúng phương pháp cũng chỉ lãng phí thời gian.

Sau đây bài viết sẽ chia sẻ cho các bạn biết được từ cách học tiếng Anh cho người mới bắt đầu đến phương pháp, thời gian học ra sao. Và điều bạn cần là sẵn sàng hành động cho tương lai của mình.

1. Cách học tiếng Anh cho người mới bắt đầu

Bởi chúng ta ai ai cũng hiểu được tầm quan trọng của tiếng Anh trong thế giới thông tin hiện đại, vài năm nữa tiếng Anh cũng giống như internet bây giờ, được sử dụng khắp nơi và ai không biết người đó lạc hậu.

Trì hoãn là kẻ thù số 1 gây nên thất bại cho rất nhiều người.

Hành động ngay hôm nay, ngay bây giờ, không cho phép bất kỳ ai, bất kỳ công việc nào cản trở hành trình của mình.

Bạn sẽ không trì hoãn để trở thành kẻ lạc hậu chứ ?

Học tiếng Anh bắt đầu từ đâu ?

bat dau hoc tieng anh o dau Đừng đốt cháy giai đoạn vì chỉ khi nắm chắc được kiến thức cơ bản bạn mới thấy được tiếng anh càng học càng dễ. Học lại từ đầu là cách duy nhất để bạn không bị lãng phí thời gian học lại. Còn nếu đã chắc chắn với kiến thức mình có rồi, hãy học tiếp, học những gì còn thiếu sót. Và quan trọng nhất là :

Đánh giá kỹ năng

Làm những bài thi thử qua các trang dạy tiếng anh online hoặc đến trung tâm tiếng Anh để test các bạn sẽ nhận biết trình độ của mình đến đâu, cần cải thiện những kỹ năng gì. Dựa trên kết quả đánh giá đó, bạn đưa mục tra mục tiêu cụ thể thời gian học cho mỗi kỹ năng, rồi lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp nhất.

Đặt mục tiêu :

Hãy tự đặt cho mình từng mục tiêu nhỏ dễ đạt được cụ thể ngay sau quá trình học tiếng Anh, Vd: sau 3 tháng, sau 6 tháng, sau 9 tháng mình sẽ đạt được những gì. Rồi lên cho mình một lịch trình hoàn hảo sát với thực tế nhất có thể về cả thời gian, cả năng lực của bản thân, đó là một bản kế hoạch học tập.

  • Chuẩn bị tất cả những dụng cụ học tập để sẵn sàng cho hành trình của mình : Giấy note, bút, chì, bút highlight, tẩy chì,.. Nên ghi chú những gì mới học được hay những thắc mắc liên quan đến bài học.
  • Nên xem xét thời gian mình có thể học cố định trong ngày : Buổi sáng sớm, buổi trưa hay buổi tối?
  • Thời gian học học mỗi ngày trong tuần không cần quá nhiều, mỗi ngày bạn chỉ cần thật sự tập trung khoảng 1 – 2 tiếng nhưng đều đặn.

tai sao chon giao vien nuoc ngoai

2. Học tiếng anh mỗi ngày

Đây là điều tiên quyết cho quá trình thành công của mỗi người. Thời gian học bao nhiêu trong 1 tuần không quan trọng, quan trọng là bạn có học đều đặn không. Học mỗi ngày là để ngấm, củng cố thêm kiến thức, không cần quá nhiều thời gian, nhưng đã học là phải thật sự tập trung.

Không cho phép bản thân có khoảng thời gian trống nào khi đã xác định học tiếng anh, thay vào đó là thời gian luyện nghe, luyện đọc tiếng Anh bằng những ứng dụng tuyệt vời qua nhiều hình thức khác nhau trên chiếc điện thoại như : Nghe nhạc tiếng Anh, đọc sách, nghe podcast, …

  • Sáng: nghe 15 phút tiếng Anh ngay khi thức dậy vì lúc này đầu óc khá minh mẫn, chưa bị tác động xung quanh.
  • Trưa: tận dụng thời gian ăn trưa nghe thêm vài lần nữa, hoặc tranh thủ giao lưu, trao đổi với bạn bè bằng tiếng Anh.
  • Tối: 30 phút đọc sách tiếng Anh rồi viết nhật ký cảm xúc, hành động, người bạn đã gặp trong ngày.

Như vậy chỉ trong 1 – 2h mỗi ngày là bạn đã luyện tốt cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Vào thời gian rảnh hãy tham gia các hoạt động giải trí nhưng vẫn có tác dụng cực cao trong việc học tiếng Anh mỗi ngày để không lãng phí khoảng thời gian vô ích nào.

3. Tài liệu học tiếng Anh cho người mới bắt đầu

giao trinh hoc anh van

Như đã nói ở trên, phương pháp học là vấn đề rất quan trọng, nó quyết định năng lực của bạn nhanh chậm đến đâu với cùng một thời gian, một năng lượng.

Xem lại mục tiêu học tiếng Anh của bạn là gì ? Học để giao tiếp, đọc hiểu, viết, đi du lịch,..? Bạn mong muốn học tại nhà hay học tại trung tâm ?

Vậy nên hãy nghiêm túc xem xét lại thật tỉ mỉ phương pháp bài viết để định hướng theo học tránh lan man đến những bài học không mang lại hiệu quả cho bản thân.

Học tại nhà

Nếu học tại nhà thì với công cụ hỗ trợ đắc lực là internet cùng các thiết bị công nghệ như máy tính, smartphone,… số người lựa chọn phương pháp học tiếng Anh tại nhà ngày càng nhiều. Đây có thể là cách học online, offline tùy mỗi người.

Gợi ý giáo trình học tiếng Anh cho người mới bắt đầu

Rất nhiều nguồn tài liệu tốt, và dưới đây là những gợi ý những giáo trình tiếng Anh hay giúp việc học tiếng Anh đạt hiệu quả cao nhất.

  • Từ vựng: Word Skills của nhà xuất bản Oxford; English Vocabulary in Use của Cambridge, 
  • Nghe: Tactics for Listening (The Third Edition); Target Listening; Listening to The News 1 and 2; Open Forum 1, 2 và 3; Learning To Listen 1, 2 và 3; Listen In 1, 2 và 3
  • Nói: Let’s Talk 1, 2, 3; 240 Speaking Topics with Sample Answers; Contemporary Topics.
  • Đọc hiểu: Bộ giáo trình luyện thi của nhà xuất bản Cambridge với Select Reading và Reading Challenge phù hợp để luyện kỹ năng đọc hiểu.
  • Viết: 240 Writing Topics with Sample Essays, Learn To Write Better Academic Essays của Collins, Writing Essentials, Great Writing 1, 2, 3, 4 và 5 và Writing Academic English.
  • Ngữ pháp: Oxford Practice Grammar,

4. Một người sẵn sàng hỗ trợ bạn

Sẽ rất khó để tự học, tự phát âm mà không có người chỉnh sửa.

Bạn không phụ thuộc cũng không quá yếu kém nhưng đây là sự trao đổi. Mỗi người một điểm mạnh khác nhau, bạn nhận giúp đỡ cũng chính là đang tiết kiệm khoảng lớn thời gian làm những việc có ích hơn với điểm mạnh khác của mình.

Ví dụ : Bạn phải làm một bài tập tiếng anh, viết một đoạn văn về chủ đề gia đình. Viết đấy nhưng không biết đúng hay sai. Nếu lên mạng dò tìm, hỏi han có thể bạn sẽ mất cả buổi thậm chí cả ngày mới có câu trả lời. Thay vì như thế tại sao không tìm kiếm cho mình một người bạn luôn sẵn sàng giúp đỡ.

Gợi ý tìm bạn hướng dẫn cho quá trình học tiếng Anh:

cách làm quen người nước ngoài

Nếu bạn biết chút chút vốn làm quen với người nước ngoài

Tuyệt vời hơn rất nhiều nếu bạn biết một vài câu tiếng Anh đủ để giao tiếp những thứ cơ bản nhất như làm quen, đặt câu hỏi. Vì lúc này bạn đã đủ tiêu chuẩn để lựa chọn một người bạn bản ngữ. Hãy bắt tay làm quen và đặt vấn đề với họ, tốt nhất là những người đang mong muốn học tiếng Việt, 2 bạn sẽ tương trợ lẫn nhau cùng rèn luyện kỹ năng của mình.

  • ​Nếu bạn biết người ấy qua facebook, qua twitter,.. hãy trò chuyện hoặc comment trực tiếp với họ tại đó.
  • Nếu người bạn biết qua một mối quan hệ trung gian, đơn giản hơn nếu nhờ người trung gian ấy giới thiệu với họ về mình và xin email, xin thông tin của họ.
  • Làm thế nào để lấy được email của người mình muốn làm quen ?​
  • Nếu đi trên đường: chú ý nhé, hãy nhìn nhận cách đi lại, hành động của họ và dự đoán xem họ có sẵn sàng nói chuyện với bạn và cho bạn thông tin email không. Nếu đang đi nhanh, nghe điện thoại,..thì hãy chờ một cơ hội khác hoặc người khác.
  • Biết bắt đầu như thế nào, nói về vấn đề gì đây ?

Một lời chào hỏi ấn tượng không quên kèm theo thông tin về bạn, lý do bạn biết người đó, và mục đích bạn làm quen là gì.

Nếu chưa đủ tự tin làm quen với một người bạn nước ngoài

Hãy chọn một người bạn giỏi tiếng Anh, cũng có thể là thầy cô giáo, … miễn sao họ nhiệt tình và giỏi tiếng Anh.

Khi kiến thức đã có tạm ổn, hãy nhận hướng dẫn cho một bạn nào đó yếu hơn. Cách này giúp bạn một lần nữa giúp bạn nhớ bài hơn vừa được ôn tập vừa cập nhật được nhiều điều hay hơn. Là cách giúp người giúp mình.

5. Quy trình chuẩn: nghe – nói – đọc – viết

nghe noi doc viet trong tieng anh

Hãy quan sát quy trình học ngôn ngữ của trẻ em, chúng học rất nhanh, tại sao?
Bởi đơn giản, chúng chỉ nghe, nghe rồi lại nghe, cả một giai đoạn dài im lặng chỉ để lắng nghe. Từ 9 – 12 tháng mới bập bẹ nói những từ đầu tiên. Lên mẫu giáo học đọc rồi lớp 1 học viết.

Nhớ kỹ, học tiếng Anh cho người mới bắt đầu phải theo quy trình: NGHE – NÓI – ĐỌC – VIẾT

Nhìn lại xem chúng ta đã học tiếng Anh như thế nào?

Suy nghĩ học tiếng Anh chính là học ngữ pháp đã quá cổ hủ và sai lầm. Đến thời nay, cách giáo dục này vẫn còn ăn sâu vào từng lớp học : đến lớp chép ngữ pháp, chép cấu trúc câu và hôm sau lại trả bài bằng những cấu trúc đó. Điều này khiến học sinh chán ngán không có cảm hứng học, và quan trọng nhất là không có tác dụng nhiều với nhu cầu học anh văn hiện nay.

Học tiếng Anh cho người mới bắt đầu phải theo quy trình: NGHE – NÓI – ĐỌC – VIẾT

1. NGHE:

Các bạn nên nhớ tiếng Anh giao tiếp ngoài đời khác xa những gì bạn được học trong sách vở, bởi họ thường thêm chút nhấn nhá, từ lóng..cho ngôn từ tự nhiên hơn.

Bạn đã nghe những âm kiểu W’joominehand’nmethabagovethare? (Would you mind handing me that bag over there?)

Không phải lỗi người nói mà lỗi do bạn luyện nghe chưa nhiều. Những tác động yếu ớt như xem một vài thứ về tiếng Anh, không thực sự muốn nghe ngấm… chưa đủ tạo ra sự khác biệt cho kỹ năng nghe của bạn.

Tóm lại : chắc chắn không có cách nào tốt hơn Nghe thật nhiều, nghe đều đặn hàng ngày.

– NÓI:

Khi nghe đã tương đối hãy bắt đầu luyện nói, không phải nói bừa, thích nói gì thì nói. Bạn phải luyện nói tiếng Anh sao cho chuẩn nhất, nói chuẩn để khi mình ghép thành câu người khác nghe sẽ hiểu. Chú ý quan sát chuyển động của môi và miệng, tập trung vào lưỡi khi nói để phát âm chuẩn hơn.

Độc thoại bằng tiếng anh là một cách luyện tập rất hay, tự nói rồi ghi âm lại xem giống với âm chuẩn chưa, làm lại nhiều lần là tất yếu bạn sẽ ổn.

Giao lưu với người nước ngoài nhiều bạn mới thấy được sự yếu kém trong khả năng nghe nói của mình mà cố gắng.

– ĐỌC:

Nếu lười đọc sách, hãy chia nhỏ thành từng đoạn và mỗi ngày đọc 15 – 30 phút. Kỹ năng Đọc chỉ áp dụng khi kỹ năng Nói đạt mức trung bình. Khi đọc cần tăng cường vận dụng tối đa vốn tiếng Anh của mình bằng cách đọc chậm hơn, dựa vào văn cảnh để phán đoán từ vựng nhiều hơn.

Đọc ở đây không phải lấy thành tích, bạn đọc một cuốn sách là để tiếp thu thông tin từ nó. Nhưng vì là người mới bắt đầu học tiếng Anh nên hãy chọn những cuốn sách đơn giản, đọc kết hợp với học cách viết, kết nối từ, văn phong của người bản ngữ.

– VIẾT:

Nhiều người có thể nghe, nói, đọc mà không thể viết nổi một câu hoàn chỉnh. Hãy luyện tập để không bị rơi vào tình trạng đó bằng cách thay đổi một số thói quen nhỏ nhỏ như : viết nhật ký bằng tiếng Anh, comment facebook bằng tiếng Anh, ..

6. Học gì cũng phải học đến khi nhuần nhuyễn

hoc tieng anh moi ngay

Với tiếng Anh, hầu như chúng ta đều mắc phải tình trạng “học trước quên sau”. Rõ ràng cụm từ đó mình đã gặp rồi, đã học rồi nhưng khi cần đến thì chẳng có chút kiến thức nào. Tại sao?

Một số người tự biện minh cho mình rằng: không thông minh, kém, già, quá nhiều việc cần nhớ,.. Nhưng sự thật:

  • Bộ não chỉ nhớ được 35.7% kiến thức sau 24 giờ
  • Sau 1 tháng, lượng kiến thức đó chỉ còn 21%

Điều này có nghĩa rằng ngày hôm nay bạn học thuộc vanh vách 10 từ thì 1 tháng sau chỉ nhớ được 2 – 3 từ.

Vậy thì các bạn đừng kêu ca, phàn nàn tại sao mình lại nhanh quên đến thế. Nên chỉ còn cách chấp nhận học đi học lại, áp dụng từ vựng vừa học thường xuyên với cuộc sống hàng ngày hoặc bạn cứ nằm mơ ước có được một trí nhớ siêu phàm.

Học đến khi nhuần nhuyễn

Nhờ người hướng dẫn chỉnh sửa và giải thích kỹ hơn nếu gặp khúc mắc hay những từ chưa hiểu. không cho phép mình lơ là bất cứ kiến thức nào một khi đã học đến nó.

Trong tiếng Anh, không có quá nhiều kiến thức phải suy luận dẫn đến đau đầu như các môn tự nhiên: toán, lý, hóa,.. Nhưng nó yêu cầu ở người học phải có sự kiên trì, thực sự vững chắc kiến thức học được.

Ví dụ : Hôm nay bạn học ngữ pháp về cấu trúc câu chủ động, bị động. Nếu chưa rõ hoặc chưa chắc chắn về kiến thức của mình thì phải ép mình phải học, phải về nhà luyện tập thật nhiều.

Nhờ người hướng dẫn chỉnh sửa và giải thích kỹ hơn. không cho phép mình lơ là bất cứ kiến thức nào một khi đã học đến nó.

Lời kết :

Như vậy việc học tiếng Anh cho người mất gốc cũng như mới bắt đầu chưa bao giờ đơn giản, nhưng nếu biết cách học và đi đúng lịch trình cụ thể thì không còn là vấn đề khó nữa. Hãy đi đúng, có phương pháp đúng, và quan trọng nhất là luôn duy trì việc học hỏi luyện tập đó trong suốt quá trình dài học tiếng Anh. Học tiếng Anh cho người bắt đầu luôn cần có kỹ thuật đi kèm và bạn cần nên chuyên tâm chăm chỉ luyện tập. Hãy áp dụng những kiến thức ở bài viết trên và xem hiệu quả mang lại. Trân thành cám ơn các bạn đã quan tâm theo dõi.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here